Hình Ảnh Của Đền Ông Chín Cờn Đền Cờn Ngoài

Hình Ảnh Của Đền Ông Chín Cờn Đền Cờn Ngoài

Hàng năm, Đền Cửa Ông là nơi thu hút rất đông người dân tới chiêm bái, tham quan. Nằm trên một vị trí “tựa sơn hướng thủy”, đây là nơi “gặp gỡ” của núi non, rừng già và biển cả, được thiên nhiên ưu ái ban tặng một vị trí đắc địa, trang nghiêm.

Click đặt ngay khách sạn Hạ Long giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU

Đền ông Hoàng Mười (xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) nằm ở vị trí cảnh quan đẹp với phong cảnh non xanh nước biếc hữu tình. Trước mặt là dòng sông Lam như một dải lụa xanh trải rộng, ôm ấp quanh Đền là sông Cồn Mộc quanh co, uốn khúc. Phía sau, bên kia sông Cồn Mộc là núi Dũng Quyết và Phượng Hoàng Trung Đô với những dấu tích lịch sử.

Chính cảnh quan thiên nhiên của vùng sông nước, mây núi vốn được coi là một trong những đại danh thắng ở hạ lưu sông Lam đã tạo nên cảm giác vô cùng thoải mái cho du khách khi đến đền chiêm bái, vãn cảnh. Ngoài cảnh đẹp kỳ thú, từ lâu, đền ông Hoàng Mười đã nổi tiếng linh thiêng và có vị trí hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân.

Tương truyền ngôi đền được xây dựng từ thời Hậu Lê (1634), thờ các vị phúc thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ của Việt Nam. Trong đó, nhân vật được thờ chính là ông Hoàng Mười. Ngoài ra trong Đền còn thờ các vị phúc thần: Lê Khôi, Quận công Trịnh Trung, Song Đồng Ngọc Nữ và hệ thống đạo Mẫu tứ phủ, mà người đứng đầu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Theo truyền thuyết dân gian, ông Hoàng Mười (còn gọi là ông Mười Nghệ An), là con của Vua cha Bát Hải Động Đình - thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Theo lệnh của Vua cha, Ông giáng trần để giúp dân, phù đời, được giao trọng trách trấn thủ Nghệ An về mặt tâm linh, được đặc cách toàn quyền kiểm soát khâm sai ở xứ Nghệ.

Tại đền còn lưu truyền sự tích về người như: Quan Hoàng Mười là người văn võ toàn tài, có công dựng nền thịnh trị, ổn định cuộc sống cho nhân dân quanh vùng. Đặc biệt, ngài luôn quan tâm, giúp đỡ những người dân nghèo khó; là một vị tướng tài có công lớn trong cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn. Ngài bị thương nặng, phi ngựa về đến quê nhà thì mất, dân làng chưa kịp mai táng, mối đã đùn đất lên quanh thi hài thành một ngôi mộ. Triều đình và nhân dân thương tiếc lập đền thờ bên cạnh ngôi mộ để làm nơi tưởng niệm Ngài. Công lao của Quan Hoàng Mười đã được các triều đại phong kiến ghi nhận và ban các thần hiệu “Khâm Sai Tiết Chế Nghệ An, Quảng Nam, Thuận Hóa Đẳng Xứ, Kiêm Thủy Bộ Chư Dinh, Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự, Thái Úy, Vị Quốc Công”.

Theo tìm hiểu, đền ông Hoàng Mười được xây dựng từ thời Hậu Lê (thế kỷ XVII) tại làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh. Trải qua lịch sử, đền bị phá huỷ. Năm 1995 đền được xây dựng theo quy mô truyền thống, gồm tam quan, tắc môn, đài trung thiên, lầu cô, lầu cậu. Khu đền chính gồm ba tòa điện, là Thượng điện, Trung điện và Hạ điện. Công trình này mang kiến trúc đền chùa thời nhà Nguyễn. Vật liệu dựng đền sau này đều làm bằng gỗ, được chạm trổ công phu với các hoạ tiết long, lân, quy, phụng.

Dù trải qua nhiều thăng trầm của thời gian và qua nhiều đợt trùng tu, tôn tạo, đền vẫn lưu giữ được kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, phản ánh tư duy sáng tạo, sự tài hoa của nghệ nhân xứ Nghệ thời bấy giờ.

Hiện tại đền cũng đang lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật đồ tế khí quý hiếm; trong đó có 21 sắc phong, bản thần tích chữ Hán, hệ thống tượng pháp có giá trị lịch sử, thẩm mỹ.

Lan tỏa giá trị văn hóa phi vật thể quốc gia

Các cao niên trong xã cho biết, Lễ hội Đền ông Hoàng Mười được hình thành và tồn tại với lịch sử của Đền. Trước đây, Lễ hội đền ông Hoàng Mười được tổ chức vào ngày 15/3 (âm lịch) hàng năm.

Từ năm 1995, sau khi ngôi đền được phục dựng lại, Lễ hội được chuyển vào ngày 9, 10/10 (âm lịch) hàng năm - ngày hóa của Quan Hoàng Mười, dịp tết cơm mới/tết Trùng thập/tết Hạ nguyên, ngày lễ của những người thực hành nghi lễ hầu đồng; ngày mà người dân tin là ngày tròn trịa, viên mãn, mang lại nhiều điều tốt đẹp, còn ngày 15/3 hàng năm chỉ tổ chức thắp hương, dâng lễ.

Lễ hội đền ông Hoàng Mười được tổ chức theo các nghi lễ truyền thống trang nghiêm, gồm: Lễ khai quang/mộc dục, Lễ rước sắc, Lễ yết cáo, Lễ đại tế, Lễ tạ.

Lễ rước sắc từ nhà thờ họ Nguyễn về đền ông Hoàng Mười, diễn ra vào chiều ngày 9, do từ thời Phong kiến, sắc phong thần của đền được giao cho dòng họ Nguyễn trông coi, lưu giữ. Khi làng tổ chức hội thì rước sắc ra đền, xong hội lại rước về nhà thờ.

Nét đặc sắc của Lễ hội đền ông Hoàng Mười là các hoạt động được gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu, đó là diễn xướng nghi lễ hầu đồng, đáp ứng nhu cầu thực hành tín ngưỡng giao tiếp, biểu đạt những ước muốn, khát vọng của du khách với thần linh (tín ngưỡng thờ mẫu một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã được UNESCO công nhận).

Ngoài việc tổ chức các hoạt động văn hóa, tâm linh trong các dịp lễ, Tết, vọng... hàng tháng thì lễ giỗ ông Hoàng Mười ở phần hội được tổ chức quy mô như bóng chuyền Nam, bóng chuyền nữ đến từ 18 xã, thị trấn thì còn có hoạt động đua thuyền trên sông Mộc với sự sự tham gia của vận động viên 3 xã Xuân Lam, Long Xá và xã Hưng Lợi thì còn có sự tham gia của các huyện bạn như Đô Lương, Nam Đàn và Thị xã Hoàng Mai.

Để tiếp tục bảo tồn, phát huy, lan tỏa giá trị Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đền ông Hoàng Mười, theo chia sẻ của bà Hoàng Thị Hoài Thanh (Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hưng Nguyên, Trưởng ban Quản lý di tích đền ông Hoàng Mười), huyện Hưng Nguyên đã tập trung đầu tư mở rộng, xây dựng và nâng cấp các hạng mục từ khu vực tâm linh đến khu dịch vụ bằng nguồn công đức và nguồn xã hội hoá hơn 110 tỷ đồng.

Huyện cũng xác định đây là điểm văn hóa tâm linh quan trọng của tỉnh, từ đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức hoạt động và quản lý nhằm phát huy tốt giá trị của di tích. Cùng với đó, các hoạt động Lễ hội đền ông Hoàng Mười được huyện Hưng Nguyên nghiên cứu đổi mới theo từng năm nhằm dần nâng tầm quy mô đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh, thưởng ngoạn của nhân dân địa phương và du khách thập phương.

Với sự ngưỡng mộ của nhân dân đối với quan Hoàng Mười và sự đặc sắc về cảnh quan môi trường cũng như giá trị lịch sử văn hóa tiêu biểu, đền ông Hoàng Mười là điểm du lịch văn hóa tâm linh của nhân dân, của du khách thập phương trong hành trình tìm về xứ Nghệ. Bảo tồn, tôn tạo và mở rộng di tích đền Ông Hoàng Mười để xứng tầm Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là nhiệm vụ đã và đang được Hưng Nguyên quan tâm, góp phần gìn giữ, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.

Đền Cửa Ông Quảng Ninh, một trong những ngôi đền đẹp nhất Việt Nam

Đền Cửa Ông nằm trên ngọn đồi cao gần 100m, nhìn ra vịnh Bái Tử Long, là một trong những di tích lịch sử văn hóa nhà Trần, nơi thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, người có công trấn ải vùng Đông Bắc, đánh đuổi quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII.

Đền còn là nơi thờ phụng gia thất Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng tài ba đời Trần: Yết Kiêu, Dã Tượng, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão…

Quần thể đền Cửa Ông. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Địa hình ở đền Cửa Ông là dải thung lũng hẹp chạy dài theo đường 18, nằm giữa hai dãy đồi núi cao. Từ xưa, đường bộ đi qua Cửa Ông là con đường độc đạo đi ra vùng biên giới phía Đông Bắc. Cửa Ông như cái yết hầu nối miền Đông trập trùng đồi núi với vùng mỏ giàu có và miền Tây rộng lớn.

Cuộc thi têm trầu cánh phượng. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Các cuộc chinh phạt của phương Bắc, hay các triều đại phong kiến điều binh ra miền biên giới Đông Bắc đều đi qua Cửa Ông. Vì thế nơi đây có một đồn binh để trấn giữ. Phía Nam Cửa Ông là vịnh Bái Tử Long, vùng biển trù phú và tạo cho nơi đây lợi thế về cảng biển.

Cuộc thi kéo co. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Với vị trí và địa hình thuận lợi để xây dựng cảng biển, từ xa xưa nơi đây đã là bến thuyền giao thương từ đồng bằng sông Hồng với vùng Đông Bắc Việt Nam và Đông Nam Trung Quốc. Bến thuyền Cửa Ông thời ấy gọi là Cửa Suốt.

Đoàn múa rồng trong lễ hội. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Đền Cửa Ông không chỉ có giá trị lịch sử to lớn, mà còn mang giá trị nghệ thuật, văn hoá sâu sắc. Toàn cảnh khu đền được bố trí trên các ngọn đồi thấp, đan xen dưới những bóng cây cổ thụ, tạo nên phong cảnh tĩnh mịch và trang nghiêm.

Cửa vào đền. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Đền được xây bằng: đá đúc, gạch Bát Tràng, vữa hồ pha mật, gạch lát nền bằng đất sét nung, ngói mũi đất nung… Trang trí theo các điển tích: Long, Ly, Quy, Phượng. Phần trong nhà đền xây bằng các loại gỗ bền, đẹp: đinh, lim, trắc, gụ. Khung nhà được dựng theo lối: kèo, cầu, dường, trụ… trên đó khắc hoạ các bức phù điêu, bức trướng, câu đối… và các hoa văn được sơn son, thếp vàng.

Đền thu hút khách thập phương. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Du khách đến với khu di tích đền sẽ tham quan 3 khu vực chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, được phân bố ở ba vị trí khác nhau. Đền Hạ nằm ở phía dưới thờ Mẫu; đền Thượng gồm đền chính thờ Trần Quốc Tảng, đền Quan Châu, đền Quan Chánh…

Lễ rước Đức Ông. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Hiện nay, đền còn lưu giữ 34 pho tượng lớn nhỏ đã được các nghệ nhân chạm trổ công phu, với tư thế ngồi trong ngai, khám, long đình rất cân đối, mang giá trị nghệ thuật cao.

Tượng thờ tại đền Cửa Ông. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Lễ hội đền Cửa Ông được tổ chức vào 2 dịp 3, 4 tháng 2 và ngày 3, 4 tháng 8 âm lịch hàng năm. Lễ hội có 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm lễ xin mở hội đền tại đền Thượng. Sau đó diễn ra lễ dâng hương xin rước Đức Ông vi hành từ 6h – 6h30 tại đền Thượng.

Đông đảo du khách tham quan đền. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Lễ hội chính là lễ rước kiệu Đức Ông và các nhân thần vi hành khu an ngự. Phần hội gồm chương trình nghệ thuật và các trò chơi dân gian phổ biến trong vùng.

Lễ hội đền. Ảnh: Thương hiệu và Pháp luật.

Các hoạt động trong lễ hội đền Cửa Ông sẽ tái hiện lịch sử, công lao to lớn của các bậc khai quốc công thần, những người có công với nước và với nhân dân. Đây cũng là dịp thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, khơi dậy lòng tự hào dân tộc ở mỗi người.

Bên cạnh đó, lễ hội cũng là dịp để quảng bá những giá trị tiêu biểu của di tích quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông. Đồng thời, sự kiện này có vai trò quan trọng trong việc góp phần phục hồi, thu hút khách du lịch đến với thành phố Cẩm Phả nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.