Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được nhiều tổ chức, cá nhân lựa chọn đăng ký thành lập để thực hoạt động kinh doanh phổ biến hiện nay. Vậy cần những điều kiện nào để thành lập công ty cổ phần? Và cần tiến hành những thủ tục nào để đưa công ty cổ phần hoạt động? Để giải đáp những câu hỏi trên hãy cũng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Điều kiện thành lập công ty cổ phần bao gồm:
Công ty cổ phần phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa.
Khi đặt tên cho công ty cổ phần doanh nghiệp phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật, Theo cấu trúc “CÔNG TY CỔ PHẦN + TÊN RIÊNG”, “CÔNG TY CP + TÊN RIÊNG”. Tên công ty không sử dụng từ ngữ cấm, từ ngữ trái thuần phong mỹ tục. Không trùng tên hay bị gây nhầm lẫn với tên công ty cùng loại khác.
Công ty phải thuê, mượn địa chỉ đặt trụ sở công ty hợp pháp, có phải treo biển và triển khai hoạt động tại trụ sở chính.
- Vốn điều lệ công ty cổ phần: Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
- Vốn điều lệ phải góp đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn này nếu cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua thì doanh nghiệp phải thực hiên thay đổi thông tin cổ đông sáng lập và giảm vốn về vốn điều lệ đã góp được trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ.
- Công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ của công ty cổ phần phải quy định cụ thể số lượng người đại diện, chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của từng đại diện theo pháp luật.
- Người đại diện của công ty cổ phần có thể đồng thời là đại diện của nhiều công ty khác nhau (không phụ thuộc vào loại hình hay quy mô doanh nghiệp) nhưng không đồng thời là trưởng VPDD, chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Điều kiện về nghành nghề khi đăng ký
Hình minh họa : nghành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp được phép kinh doanh ngành nghề pháp luật không cấm và có đăng ký ngành nghề kinh doanh với cơ quan quản lý, không được kinh doanh ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.
Vậy quy định về thành lập công ty cổ phần như thế nào?
1. Đối tượng không được thành lập công ty cổ phần
Đối tượng không được thành lập công ty cổ phần, tham gia quản lý, điều hành công ty cổ phần được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 trong đó có bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật cán bộ công chức.
2. Lĩnh vực kinh doanh không được thành lập công ty cổ phần
Pháp luật chuyên ngành của từng hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ có quy định về những ngành nghề kinh doanh không được đăng ký hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Ví dụ: Công ty Luật chỉ được đăng ký dưới dạng Công ty TNHH.
3. Số lượng cổ đông sáng lập đăng ký thành lập công ty phải từ 3 người trở lên.
4. Thành lập công ty cổ phần có cổ đông là tổ chức, công ty
✔ Công ty cổ phần có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần công ty phải lập ban kiểm soát theo điều 137 Luật doanh nghiệp 2020.
✔ Cổ đông công ty cổ phần là tổ chức, công ty phải tuân thủ quy định về đầu tư, kinh doanh áp dụng cho tổ chức, doanh nghiệp, cụ thể:
- Cổ đông là tổ chức phải thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần, chuyển nhượng cổ phần thông qua hình thức chuyển khoản.
- Tổ chức là cổ đông khi ký hợp đồng với công ty cổ phần được thành lập phải tuân thủ quy định về Giao dịch liên kết và Chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan theo Điều 167 Luật doanh nghiệp 2020.
5. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần cần có
✔ Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
+ Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
+ Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.
✔ Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.
6. Một người có được làm giám đốc hai công ty cổ phần không?
Luật doanh nghiệp không hạn chế một người được đứng vai trò giám đốc của mấy công ty cổ phần, do vậy công ty cổ phần khi bổ nhiệm chức danh giám đốc chỉ cần quan tâm đến hai điều kiện:
Thành lập công ty cổ phần đăng ký vốn tối thiểu bao nhiêu?
Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Không có quy định về số vốn điều lệ tối thiểu và tối đa khi đăng ký công ty cổ phần hiện nay. Do đó tùy theo kế hoạch sử dụng vốn, góp vốn chủ công ty lựa chọn mức vốn điều lệ đăng ký phù hợp để không bị chậm góp vốn.
✔ Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
1. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.
2. Trong thời hạn từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua quy định tại khoản 1 Điều này, số phiếu biểu quyết của các cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông đã được đăng ký mua, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
3. Trường hợp sau thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua thì thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;
b) Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;
c) Cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán;
d) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ, trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này; đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập.
✔ Hậu quả pháp lý góp vốn sai thời hạn khi thành lập công ty cổ phần
+ Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty. Và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác.
+ Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán. Không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác.
+ Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết của Luật Trí Nam về thủ tục thành lập công ty cổ phần và quy trình tư vấn thành lập công ty cổ phần mà chúng tôi đang triển khai. Chúng tôi hy vọng các hướng dẫn sẽ hữu ích cho Quý khách hàng và rất mong được hợp tác với Quý vị trong thời gian sớm nhất.
Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 227 đường Nguyễn Ngọc Nại, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
Tham khảo: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói