Top 8 Quán Bún Bò Huế ngon do dân địa phương đánh giá.
Get a better translation with 8,329,734,985 human contributions
LTS: Theo lời mời của Bộ Ngoại giao Israel, mới đây lần đầu tiên một đoàn nhà văn Việt Nam đã đến thăm và làm việc tại Israel. Tham dự chuyến đi, nhà văn Đào Minh Hiệp có bài viết về đất nước và con người nơi đây. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Ngay trong ngày đầu tiên khi vừa đến Jerusalem, Đại sứ Việt Nam Đinh Xuân Lưu đã có buổi chiêu đãi Đoàn và một số lãnh đạo Bộ Ngoại giao Israel. Một điều làm chúng tôi rất cảm kích là ngoài bà Ruth Kahanoff, Phó Tổng vụ trưởng Tổng vụ châu Á - Thái Bình Dương Bộ Ngoại giao, còn có hai ông cựu Đại sứ Israel tại Việt Nam là David Madnai và Ephraim Matityau.
Mở đầu cuộc gặp mặt, Đại sứ Đinh Xuân Lưu nói: "Trong các mối quan hệ về chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội giữa các quốc gia, không phải lúc nào các nước cũng tìm được sự đồng thuận và không phải tất cả mọi thành phần dân cư đều được thụ hưởng lợi ích như nhau từ các mối quan hệ đó. Song, trong các mối quan hệ về văn hóa, văn nghệ thì tất cả các nước đều nhanh chóng tìm được tiếng nói chung, và tất cả mọi thành phần dân cư đều được thụ hưởng lợi ích như nhau từ các mối quan hệ đó".
Không chỉ có các nhà văn chúng tôi là những người trực tiếp liên quan đến câu phát biểu của Đại sứ, mà ngay cả các cán bộ ngoại giao giàu kinh nghiệm của Israel cũng nhiệt thành vỗ tay tán thưởng và nâng cốc chúc mừng. Tuy nhiên, đối với chúng tôi, để có thể góp phần vào các mối quan hệ đó, việc đầu tiên là phải tìm hiểu về đất nước, con người.
Trong vốn hiểu biết của tôi trước đây, kiến thức về người Do Thái và đất nước Israel còn khá sơ sài. Tôi chỉ biết rằng thành phố Jerusalem là thánh địa của ba tôn giáo lớn là đạo Thiên chúa, đạo Do Thái và đạo Hồi. Nhưng tôi có một kỷ niệm đẹp về người Do Thái, đó là thầy giáo hướng dẫn luận văn tốt nghiệp của tôi - Tiến sĩ Vichtond Zinenko ở Trường Đại học Thăm dò địa chất Moskva cũng là một người Do Thái.
Về nguồn gốc người Do Thái thì trong Kinh thánh kể rằng, sau trận Đại hồng thuỷ, chỉ còn ông Nôe (Noah) và ba người con là Ham, Sem và Jaspheth sống sót. Người Palestine thuộc dòng tộc của Ham và là những người đầu tiên đến định cư ở vùng đất Canaan nằm ở phía Đông Địa Trung Hải (Israel ngày nay). Còn người Do Thái thuộc dòng tộc của Sem, khi được tổ phụ Abraham đưa đến vùng đất Canaan, thì Chúa trời liền phán: "Ta sẽ ban đất này cho dòng dõi ngươi". Từ đó vùng đất Canaan được coi là Miền Đất Hứa của người Do Thái.
Nhưng đó là chuyện trong Kinh Thánh, không biết hư thực ra sao, song kể từ đó, người Do Thái luôn dùng khái niệm "Miền Đất Hứa" để kêu gọi những người Do Thái trên khắp thế giới trở về Israel để lập quốc. Tuy nhiên, kể từ khi đến định cư ở đây, vùng đất sa mạc khô cằn sỏi đá này luôn bị các đế chế hùng mạnh lần lượt thôn tính và cai trị. Có thể vì Israel nằm ở vị trí chiến lược ven bờ Địa Trung Hải, giữa châu Âu, châu Phi và châu Á, giữa thế giới phương Tây và thế giới Ả Rập nên vùng đất này đã trở thành vật tế thần cho các triều đại và thế lực tôn giáo nhằm khẳng định vai trò thống soái của mình.
Bắt đầu từ Babylone, rồi đến Ba Tư, Hy Lạp, La Mã, Byzantine, Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ, vương quốc Anh, và các thế lực tôn giáo như Hồi giáo Ả Rập và cuộc Thập tự chinh của Thiên Chúa giáo cũng tràn qua đây. Với dân số ít ỏi, tiềm lực quân sự yếu ớt, dân tộc Palestine và Do Thái không đủ sức kháng cự nên đã bị tàn sát và xua đuổi đi khắp nơi. Song, dù có phiêu bạt đến tận chân trời góc biển nào thì người Palestine và người Do Thái vẫn tìm về miền đất thánh của mình.
Cuộc hành hương đầy máu và nước mắt của 2 dân tộc ấy tưởng đã kết thúc sau Đại chiến Thế giới lần thứ 2, khi Đại hội đồng Liên hiệp quốc phân chia lãnh thổ tranh chấp giữa người Do Thái và người Ả Rập thành 2 quốc gia. Theo đó, vùng Do Thái chiếm khoảng 55% diện tích và vùng Ả Rập (chủ yếu là người Palestine) khoảng 45%.
Riêng thành phố Jerusalem do Liên hiệp quốc quản lý để tránh xung đột vì các bên đều cho đây là thánh địa của mình. Tuy nhiên, kế hoạch này đều không được hai bên chấp nhận nên xung đột lại nổ ra. Sau đó, vào lúc nửa đêm ngày 15/5/1948, nhà nước Israel được tuyên bố thành lập. Nhưng từ đó đến nay, các cuộc xung đột vũ trang, lúc căng thẳng, lúc thưa thớt, vẫn chưa bao giờ chấm dứt.
Hôm đến làm việc với Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp thành phố cảng Haifa, khi giới thiệu tôi là nhà văn - dịch giả tiếng Nga thì mọi người đều ồ lên thích thú. Nữ Tiến sĩ Larisa Fialkova nhìn tôi thốt lên: "Anh đã gặp đồng hương rồi đấy!". Hóa ra, trong số 6 người có mặt thì có đến 5 người nguyên là công dân Xô viết nhập cư sau khi Liên Xô tan rã.
Giáo sư văn học đồng thời là nhà văn Denis Sobolev tặng tôi cuốn tiểu thuyết mới nhất của anh với lời đề tặng "Với lòng khâm phục nhân dân Việt Nam". Câu đề tặng chân thành và giản dị ấy làm tôi nhớ về những tháng năm đẹp đẽ thời sinh viên ở Nga.
Gặp những người Nga, tôi lại nhớ đến thầy giáo người Do Thái của tôi. Có lần trực ban ở ký túc xá sinh viên, thầy ghé vào phòng tôi và dừng lại khá lâu trước bức tranh nhỏ bằng sơn dầu tôi vẽ trong một chuyến đi picnic ra ngoại ô với các bạn Nga. Thầy gật gù: "Đúng là nước Nga, có hồn lắm". Hôm tôi bảo vệ thành công luận văn đạt điểm xuất sắc, thầy chúc mừng tôi và mời tôi đến nhà chơi. Hôm đó, theo tập quán Nga "khách khen thì chủ tặng" tôi mang tặng thầy bức tranh phong cảnh mà thầy tỏ ra thích thú. Không biết hiện giờ thầy ở đâu?
Một trong số các cán bộ của Bộ Ngoại giao Israel tháp tùng chúng tôi trong những ngày làm việc là cô Sandra, khoảng 25 tuổi, xinh đẹp, vui tính và khá cởi mở. Sandra cho biết gia đình cô từ Rumani hồi hương về Israel từ những năm 90. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận ra rằng, Israel là đất nước của những công dân Do Thái hồi hương từ khắp nơi trên thế giới.
Trước Đại chiến thế giới lần thứ I, Jerusalem có khoảng 200 ngàn người, sau tăng lên 500 ngàn. Khi nhà nước Israel được thành lập vào năm 1948, chỉ trong khoảng 2 năm sau đó đã có 900 ngàn người trở về, gây nên tình trạng hỗn loạn về đời sống kinh tế xã hội. Làn sóng nhập cư lớn nhất là vào đầu những năm 90 khi hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa tan rã, chỉ riêng từ Liên Xô đã có khoảng 2 triệu người trở về trong tổng số 7 triệu dân Do Thái ở Israel.
Người Do Thái, khi phiêu bạt khắp nơi trên thế giới, đa số là trí thức, hoạt động trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, kinh tế, giáo dục và văn học, nghệ thuật. Chính họ là lực lượng nòng cốt trong sự phát triển của Israel. Hiện nay trên toàn thế giới chỉ có 13 triệu người Do Thái, nhưng có đến 176 người Do Thái trong tổng số 806 người đoạt Giải thưởng Nobel (tính đến năm 2009). Dân tộc Do Thái đã sản sinh ra các tài năng kiệt xuất trong nhiều lĩnh vực như Karl Marx, Albert Einstein, Franz Kafka, Sigmund Freud, Boris Pasternak, Arthur Rubinstein...
Ở Mỹ, người Do Thái nắm các cơ quan tài chính và truyền thông lớn nhất, chủ tịch Ngân hàng thế giới qua các nhiệm kỳ đều là người Do Thái, 1/3 triệu phú và 1/5 giáo sư tại các trường đại học hàng đầu của Mỹ cũng là người Do Thái. Không biết có phải do người Do Thái thông minh và thành đạt như thế nên thường bị các đế quốc xua đuổi, tiêu diệt. Điển hình nhất là trong Đại chiến thế giới lần thứ 2, còn ngược dòng thời gian, vào năm 73 sau Công nguyên, quân La Mã chiếm đóng cũng đã thảm sát hàng chục ngàn người Do Thái tại thành phố Caesarea, khơi mào cho cuộc nổi dậy của người Do Thái dẫn đến vụ tự sát tập thể của gần một ngàn người tại pháo đài Masada.
Chúng tôi đến tham quan Masada vào một ngày nắng đẹp, phải đi cáp treo mới lên được pháo đài nằm trên đỉnh núi cao hơn một ngàn mét giữa sa mạc khô cằn. Xưa kia, Masada vốn là một lâu đài nguy nga, tráng lệ và kiên cố do vua Do Thái Herod The Great xây dựng nên. Khi quân La Mã đánh chiếm Jerusalem, 900 người Do Thái, trong đó có 300 quân lính không chống cự nổi phải rút lui về phía Biển Chết và dừng lại ở Masada để kháng cự.
Quân La Mã điều 10 ngàn binh lính đuổi theo, quyết tiêu diệt cho bằng được. Vì pháo đài nằm trên đỉnh núi rất hiểm trở, không thể tấn công lên, nên quân La Mã bèn xây tường thành chặn tất cả các lối lên xuống để cắt đường tiếp tế lương thực và nước uống. Sau 3 năm kháng cự, lương thực cạn kiệt, biết không thể chống đỡ nổi quân La Mã, dân Do Thái trong pháo đài quyết định tự sát chứ không đầu hàng. Tuy nhiên, kinh thánh của đạo Do Thái nghiêm cấm việc tự sát vì cho rằng cuộc sống của con người là do Chúa ban tặng, chỉ có Chúa mới có quyền lấy đi.
Để không vi phạm đạo luật Do Thái, những người trên pháo đài đã tự sát bằng cách, các binh lính tự giết vợ con mình, sau đó giết lẫn nhau cho đến khi còn lại 10 người, rồi 2 người. Người chỉ huy cao nhất giết nốt người lính kia rồi tự sát. Vậy là, chỉ có 1 người vi phạm điều răn của Chúa. Ngày nay, pháo đài Masada được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, là một điểm tham quan du lịch rất hấp dẫn du khách. Còn tôi, khi rời tay khỏi chiếc tủ kính trưng bày những mảnh gốm ghi tên 10 chiến binh cuối cùng, tôi cứ bâng khuâng tự hỏi, liệu sống ở thời ấy, gần hai ngàn năm trước, một kẻ vô thần như tôi có thể hành động như họ?
Cuộc tự sát tập thể trên pháo đài Masada chính là khúc ca bi tráng đầy máu và nước mắt của người Do Thái