10 Làng Nghề Truyền Thống Ở Hà Nội

10 Làng Nghề Truyền Thống Ở Hà Nội

Buôn có hội – Bán có phường, vậy nên từ xa xưa, Hà thành được biết đến là nơi có nhiều làng nghề cổ vô cùng phát triển. Ngày nay trước sự hội nhập và công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đã có nhiều làng nghề biến mất và không còn phát triển như trước nữa. Tuy nhiên, có những ngôi làng nghề truyền thống vẫn khẳng định sức sống trường tồn theo thời gian và trở thành điểm đến yêu thích của nhiều bạn trẻ Việt.

Làng nghề làm giấy dó Phong Khê -  Bắc Ninh

Làng nghề truyền thống làm giấy dó ở phường Phong Khê, tỉnh Bắc Ninh đã có tuổi đời 800 năm.

Nghề thủ công truyền thống này sản xuất giấy dó từ vỏ những cây dó (cây dó giấy, cây dó liệt, cây dướng). Các loại giấy dó được làm ra ở làng nghề thủ công Phong Khê thường là : giấy phương, giấy trúc, giấy khay, giấy để tạo giấy sắc, giấy vua phê, giấy hành ri, giấy dó bìa, giấy sắc, giấy moi, giấy xề,…

Những tờ giấy dó được các làng truyền thống Việt Nam dùng để vẽ tranh, làm giấy điệp cho tranh dân gian Đông Hồ, ngoài ra giấy dó cũng được làng nghề truyền thống dùng để ghi chép lịch sử, lưu giữ các tài liệu, làm quạt, bao bì, giấy chống ẩm, sản xuất tấm cách âm, cách nhiệt, màng loa máy thu thanh.

Các công đoạn của nghề truyền thống làm giấy dó:

Thu hoạch vỏ cây dó từ rừng, thường thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm vì khi đó thời tiết nắng nóng khiến vỏ cây dễ bị bong hơn.

Cắt thành từng khúc dài chừng 2m, nấu và ngâm vỏ cây dó trong nước vôi trong vòng 3 tháng, bóc bỏ lần vỏ đen, giã bằng cối hoặc chày rồi dùng chất nhầy từ cây mò tạo hỗn hợp kết dính, pha thêm nước để làm dung dịch làm giấy, lỏng hay đặc tùy vào đồ dày giấy.

Dùng “liềm seo” (khuôn có mành trúc, nứa hay dây đồng ken dày) để seo giấy bằng cách chao đi chao lại trong bể bột.

Ép, phơi, sấy, nén hay cán phẳng lớp bột trên liềm để thu được tờ giấy dó.

Xơ dó kết hợp lại với nhau như mạng nhện nhiều lớp, làm cho tờ giấy rất xốp và nhẹ, có trọng lượng riêng băng một nửa các loại giấy sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, giấy dó rất bền, dai, không nhòe khi viết, vẽ, ít bị mối mọt, giòn gãy hay ẩm nát. Chính những điều trên tạo nên nét độc đáo sản phẩm của các làng nghề cổ truyền.

Từ làng nghề làm giấy ở Bắc Ninh, giấy dó Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới và rất được khách hàng ưa chuộng, một trong những niềm tự hào của các nghề thủ công ở Việt Nam.

Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ - Hà Nội

Trong số các nghề truyền thống ở Việt Nam, đặc biệt và kì công nhất phải kể đến làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ nằm ở Làng Chuôn Ngọ  huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Nét đặc sắc của nghề truyền thống này đó là dùng vỏ trai, vỏ ốc để làm nên những bức chạm khảm cực đẹp. Nghệ nhân ở làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ dùng những kỹ thuật cao và bàn tay kheo léo để làm cho những mảnh trai trở nên phẳng mịn, không bị gãy vụn và được đục gắn xuống gỗ vừa vặn. Nghề truyền thống khảm trai đòi hỏi công đoạn chọn vỏ trai, vỏ ốc cũng rất quan trọng.

Bí quyết lựa chọn nguyên liệu là chọn trai có loại cánh nhỏ, sẫm màu, có loại thịt trắng, vỏ mình dày, có loại nhiều vân, ốc xà cừ, đặc biệt vỏ trai “Cửu Khổng” có vân, màu sắc phong phú như cầu vồng dùng để khảm núi non, cánh phượng,… Hiện nay, vì nguồn nguyên liệu cạn kiệt, các làng nghề truyền thống khảm trai sử dụng nguyên liệu nhập từ Indonesia, Singapore, Trung Quốc,…

Các làng nghề Việt Nam, đặc biệt là Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ luôn nâng cấp chất lượng, kỹ thuật, đây là điều quyết định chất lượng khác biệt so với các vùng khác.

Bí kíp để các mảnh trai gắn vào gỗ được thẳng mà không bị vỡ, những người thợ lành nghề của làng thủ công mỹ nghệ Chuôn Ngọ mài vỏ trai rồi ngâm rượu, hơ lửa rồi mới chẻ róc, cưa, đục.

Các bức tranh làng nghề truyền thống thường là các tác phẩm chạm khảm hoành phi, câu đối trong đình đền, hoạ tiết trang trí trên sập gụ, tủ chè, tranh treo tường. Ngày nay ngành nghề truyền thống này còn dần xuất hiện nhiều hoạ tiết trên hộp đựng trà, ống đũa, bát đĩa, tranh lưu niệm.

Cũng giống như các làng nghề thủ công khác, làng nghề khảm trai Khuôn Ngọ cũng trải qua thăng trầm và đang dần mai một, nhưng may mắn là vẫn còn một số nghệ nhân tâm huyết giữ gìn làng nghề nhằm lưu giữ giá trị truyền thống.

Sinh Hùng - cửa hàng bánh truyền đời

Bánh trung thu Sinh Hùng là biểu tượng của hương vị truyền thống chuẩn mực, đã gắn bó với người dân làng Xuân Tảo qua hơn 60 năm lịch sử. Là một trong những tiệm bánh lâu đời nhất trong làng nghề bánh trung thu truyền thống Hà Nội, Sinh Hùng là thương hiệu gia truyền được truyền từ đời ông bà, cha mẹ đến con cháu, giữ nguyên vẹn những giá trị cổ xưa trong từng chiếc bánh trung thu.

Bánh trung thu của tiệm Sinh Hùng nổi tiếng với sự tỉ mỉ, chỉn chu trong từng công đoạn sản xuất. Từ việc tuyển chọn nguyên liệu như bột, thịt, mỡ, đỗ, hạt bí, mứt sen, đến quy trình chế biến đều được thực hiện một cách kỹ càng, đảm bảo mỗi chiếc bánh đều mang đậm hương vị truyền thống, chuẩn vị xưa.

Sinh Hùng không chỉ cung cấp những chiếc bánh trung thu ngon mà còn đa dạng về hình dáng với khoảng 20 loại nhân khác nhau. Những chiếc bánh có thể mang hình dáng tròn, vuông, con cá, hay vầng trăng, tạo nên sự phong phú và hấp dẫn cho người thưởng thức. Giá bánh trung thu tại tiệm Sinh Hùng dao động từ 35.000 đến 70.000 VNĐ, là lựa chọn yêu thích của nhiều người dân địa phương khi muốn tìm lại hương vị trung thu truyền thống.

Với hơn nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, bánh trung thu Sinh Hùng không chỉ là một món ăn, mà còn là một phần của ký ức, văn hóa và tinh thần cộng đồng, mang lại cho người thưởng thức sự gắn kết với truyền thống xưa cũ.

Làng nghề truyền thống dệt vải Khuôn Thê

Trong số các nghề truyền thống, nghề dệt vải được nhiều dân tộc thiểu số ở các vùng miền lưu giữ nhất, trong đó phải kể đến nghề dệt truyền thống của dân tộc Nùng ở thôn Khuôn Thê, xã Phúc Ứng, Sơn Dương.

Điểm đặc biệt ở làng truyền thống này là các bộ khung dệt vải đã có từ rất lâu, cây thoi và bộ khung cửi làm từ gỗ rừng, tre hay nứa đều nhẵn bóng theo thời gian.

Làng nghề truyền thống Khuôn Thê sử dụng nguyên liệu dệt vải do người dân tự trồng lấy. Cây bông được trồng trên các triền núi thấp, thu hoạch và quay vòng se thành sợi. Việc tự trồng bông, dệt vải cho gia đình từ lâu đã trở thành thói quen của người dân nơi đây, các bé gái trong vùng khi lớn lên đã được dạy cho dệt vải. Các bà, các mẹ đều biết dệt và dệt rất khéo vì từ nhỏ đã quen thuộc với bộ áo chàm và khung dệt.

Các nghề thủ công nói chung đều yêu cầu sự tỉ mỉ và kiên trì, công đoạn se sợi và lên khung là kì công nhất, cán bông và se sợi đòi hỏi sự tỉ mỉ, chú tâm mới tạo ra những sợi chỉ đều và đẹp. Công đoạn dệt nên một tấm vải cũng mất vài ngày.

Ngành nghề truyền thống dệt vải ở Khuôn Thê có cách nhuộm màu vải rất đặc biệt. Người dân thu hái cây chàm về ngâm trong chum nước hàng tháng trời cho đến khi lá nhàu nát, chắt lọc lấy nước trộn với ít vôi, nhân hạt đào phai giã nát và khuấy đều để tạo hỗn hợp nước màu xanh lam đậm hay còn gọi là màu chàm. Ngâm vải trong chàm, mỗi ngày vớt ra phơi và ngâm lại hai lần, liên tục trong khoảng một tháng cho bền màu.

Khi đã có tấm vải người Nùng thêu thêm hoa văn trang trí rồi mới may thành quần áo, chăn, túi xách, khăn đội đầu,… Các hoạ tiết trang trí trong nghề thủ công truyền thống ở Khuôn Thê thường rất đơn giản, chủ yếu là các hình tròn, bố cục cân xứng, mô phỏng mặt trời ngôi sao màu sắc rực rỡ.

Nghề truyền thống ở Việt Nam không nhiều, đặc biệt nghề dệt ở Khuôn Thê đang dần mai một vì các sản phẩm công nghiệp đa dạng và giá rẻ hơn, nhưng cùng với tiếng nói, điệu hát, trang phục và các nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Nùng đã và đang được khôi phục.

Những tấm vải dệt tay từ làng Khuôn Thê là sự kết nối giữa các thế hệ với nhau và là sợi chỉ giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, xứng đáng là một trong những làng nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam.